Cách kiểm tra uptime hệ thống trên Linux Image Cách kiểm tra uptime hệ thống trên Linux

Bài viết này giới thiệu với các bạn cách kiểm tra uptime hệ thống trên hệ điều hành Linux. Trong bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn cách xem chi tiết về thời gian hoạt động của hệ thống từ đó giúp cho chúng ta có thể tự tìm hiểu và tự học Linux cơ bản dễ dàng hơn.

1. Giới thiệu lệnh uptime

Giới thiệu lệnh uptime

Lệnh uptime dùng để tìm hiểu thời gian hệ thống hoạt động. Lệnh này sẽ hiển thị các giá trị liên quan đến thời gian hiện tại và lượng thời gian của hệ thống đang ở trạng thái chạy, số lượng người dùng hiện đang đăng nhập và thời gian tải trung bình 1, 5 và 15 phút qua.

Cú pháp đơn giản của lệnh uptime như sau:

uptime [option]

Lệnh uptime có các tùy chọn để chúng ta có thể điều chỉnh kết quả đầu ra. Để xem các tùy chọn này chúng ta thực hiện như sau:

[root@localhost ~]# uptime -help

Usage:
 uptime [options]

Options:
 -p, --pretty   show uptime in pretty format
 -h, --help     display this help and exit
 -s, --since    system up since
 -V, --version  output version information and exit

For more details see uptime(1).

2. Sử dụng lệnh uptime

👉 Ví dụ 1: Sử dụng lệnh uptime không chứa tham số như bên dưới:

[root@localhost ~]# uptime

Chúng ta sẽ nhận được kết quả tương tự như sau:

22:26:27 up 9 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00

Theo thứ tự xuất hiện của kết quả trên chúng ta có:

  • current time: Hiển thị thời gian hiện tại.
  • up: Hệ thống đang chạy và nó được hiển thị tổng thời gian mà hệ thống đã chạy.
  • user: Số lượng người dùng đã đăng nhập.
  • load average: Trung bình tải hệ thống.

👉 Ví dụ 2: Để kiểm tra xem thời gian hoạt động của máy chủ Linux chúng ta kết hợp lệnh uptime với tuỳ chọn -p như sau:

[root@localhost ~]# uptime -p
up 9 minutes

Qua kết quả trên chúng ta có thể lọc thời gian hoạt động để chỉ hiển thị thời gian chạy của hệ thống.

👉 Ví dụ 3: Khi chúng ta muốn xem thời gian bắt đầu máy chủ Linux chúng ta sử dụng tuỳ chọn -s nó sẽ hiển thị ngày/giờ kể từ khi hệ thống được khởi động như sau:

[root@localhost ~]# uptime -s
2019-07-26 22:16:50

👉 Ví dụ 4: Để xem phiên bản hiện tại của lệnh uptime chúng ta sử dụng tuỳ chọn -V như sau:

[root@localhost ~]# uptime -V
uptime from procps-ng 3.3.10

3. Giới thiệu về lệnh w

Giới thiệu về lệnh w

Lệnh w được sử dụng để hiển thị thông tin về người dùng đăng nhập hiện tại trên máy và các tiến trình của họ.

Cú pháp như sau:

w [option] user

Lệnh w có các tùy chọn để cho chúng ta có thể điều chỉnh kết quả đầu ra. Để xem trợ giúp này chúng ta sử dụng tuỳ chọn -help như sau:

[root@localhost ~]# w -help
w: invalid option -- 'e'

Usage:
 w [options]

Options:
 -h, --no-header     do not print header
 -u, --no-current    ignore current process username
 -s, --short         short format
 -f, --from          show remote hostname field
 -o, --old-style     old style output
 -i, --ip-addr       display IP address instead of hostname (if possible)

     --help     display this help and exit
 -V, --version  output version information and exit

For more details see w(1).

4. Sử dụng lệnh w

👉 Ví dụ 1: Sử dụng lệnh w không chứa tùy chọn như bên dưới:

[root@localhost ~]# w

Chúng ta thu được kết quả tương tự sau:

 22:28:29 up 11 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT
root     pts/0    192.168.108.85    22:26    0.00s  0.02s  0.01s w

Lệnh sẽ hiển thị theo thứ tự:

Hàng thứ 2 thì các mục sau đây được hiển thị cho mỗi người dùng:

  • USER: Tên đăng nhập.
  • TTY: Tên tty.
  • FORM: Máy chủ từ xa.
  • LOGIN@: Thời gian đăng nhập.
  • IDLE: Thời gian nhàn rỗi.
  • Thời gian JCPU: Là thời gian được sử dụng bởi tất cả các quy trình được đính kèm với tty. Nó không bao gồm các công việc nền trước đây nhưng bao gồm các công việc nền hiện đang chạy.
  • Thời gian của PCPU: Là thời gian được sử dụng bởi tiến trình hiện tại, được đặt tên trong WHAT.

👉 Ví dụ 2: Khi chúng ta không in tiêu đề thì chúng ta sử dụng tuỳ chọn -h như bên dưới:

[root@localhost ~]# w -h
root     pts/0    192.168.108.85    22:26    1.00s  0.01s  0.00s w -h

👉 Ví dụ 3: Tùy chọn -u sẽ bỏ qua tên người dùng trong khi tìm ra tiến tình trình và thời gian cpu hiện tại.

[root@localhost ~]# w -u
 22:28:37 up 11 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT
root     pts/0    192.168.108.85    22:26    5.00s  0.01s  0.00s w -u

👉 Ví dụ 4: Khi chúng ta không in thời gian đăng nhập, thời gian JCPU hoặc PCPU thì sử dụng tùy chọn -s như bên dưới:

[root@localhost ~]# w -s
 22:28:56 up 12 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM              IDLE WHAT
root     pts/0    192.168.108.85     0.00s w -s

👉 Ví dụ 5: Để hiển thị địa chỉ IP thay vì tên máy chủ chúng ta sử dụng tùy chọn -i như sau:

[root@localhost ~]# w -i
 22:29:19 up 12 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT
root     pts/0    192.168.108.85    22:26    7.00s  0.02s  0.00s w -i

👉 Ví dụ 6: Để có thể hiển thị thông tin về người dùng được chỉ định chúng ta thực hiện như ví dụ bên dưới:

[root@localhost ~]# w dang
 22:29:45 up 12 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT

👉 Ví dụ 7: Để xem phiên bản hiện tại của lệnh w chúng ta sử dụng tuỳ chọn -V như sau:

[root@localhost ~]# w -V
w from procps-ng 3.3.10

👉 Ví dụ 8: Chúng ta sử dụng tùy chọn -o nó sẽ in không gian trống cho thời gian nhàn rỗi dưới một phút.

[root@localhost ~]# w -o
 22:29:40 up 12 min,  1 user,  load average: 0.00, 0.00, 0.00
USER     TTY      FROM             LOGIN@   IDLE   JCPU   PCPU WHAT
root     pts/0    192.168.108.85    22:26                        w -o

5. Sử dụng /proc/uptime để kiểm tra uptime trên Linux

File /proc/uptime này chứa thông tin chi tiết về thời gian hệ thống đã hoạt động kể từ lần khởi động lại lần cuối. Chúng ta có thể sử dụng lệnh cat để xem:

[root@localhost ~]# cat /proc/uptime
802.28 787.34

Trong đó:

  • Giá trị đầu tiên là thời gian hoạt động của hệ thống.
  • Giá trị thứ hai là thời gian dành cho tiến trình nhàn rỗi.

Theo mặc định, thì hai giá trị này được tính bằng giây (s).

6. Lời kết

Qua bài trên, giúp cho chúng ta biết cách sử dụng lệnh uptime trên hệ điều hành Linux. Đồng thời cũng giúp chúng ta biết cách sử dụng lệnh w và file /proc/uptime để chúng ta có thể xem chi tiết về thời gian hoạt động của hệ thống.